Có thể tự hấp củ rồi xay nhuyễn hoặc mua thức ăn đóng hộp cho con. Để đồ ăn dặm không quá khô, nên thêm vào hỗn hợp sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc. Khi chế biến, không được thêm đường hoặc muối.
Đảm bảo rằng hỗn hợp xay nhuyễn không được quá nóng với bé. Điều này giúp bé không sợ ăn mà hứng thú khám phá món mới. Đôi khi, có thể cho bé sử dụng các thìa nhựa để vui chơi trước. Khi đã quen dần, bé sẽ hứng thú khi được mẹ xúc cho ăn bằng thìa.
Khi bé đã quen với rau, củ, có thể cho bé tập ăn hoa quả. Một số loại quả bạn nên thử là táo, chuối, lê hoặc quả bơ. Hãy cho bé ăn từng loại quả một. Khi biết rõ bé thích ăn cái gì mới nên trộn chung, chẳng hạn táo với lê hoặc táo với chuối.
Khi bé ăn tốt hơn, hãy cho bé thử với những hương vị mới:
– Nghiền nát thịt, chẳng hạn thịt gà.
– Nghiên nát cá, chẳng hạn cá ngừ không xương.
– Bánh mỳ, sữa chua.
– Trứng luộc nấu chín hoàn toàn.
Bữa ăn hợp lý trong ngày
Những ngày đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn một bữa nhỏ, tương ứng với 1-2 thìa bột.
Sang tuần thứ hai, số lượng thức ăn có thể tăng lên 3-4 thìa.
Khoảng 3 tuần, có thể cho bé ăn 2 bữa/ngày.
Khoảng 6-9 tuần sau đó, cho bé ăn 3 bữa/ngày.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhu cầu ăn uống với mỗi bé là khác nhau. Trong khi một số bé thờ ơ với bữa ăn dặm đầu tiên thì cũng có bé ăn hết vèo một bát bột. Vì thế, quyết định tăng lên 2-3 bữa/ngày của những bé này cũng sớm hơn.
Ăn bốc
Khoảng 7-9 tháng tuổi, bé có thể ăn bốc. Điều này là tốt cho bé của bạn. Thực phẩm lý tưởng cho bé ăn bốc gồm:
– Ruột bánh mỳ nướng.
– Phômai cắt khúc nhỏ.
– Mỳ ống cắt khúc nhỏ.
– Vài lát táo, dưa chuột hoặc carrot.
– Khoai tây, khoai lang nấu chín, thái hạt lựu.
>> Điều cần biết về ăn dặm
>> Cách giữ vitamin C trong đồ ăn dặm
Mẹ & bé (Theo Growingkid)